Trẻ chậm nói là khả năng ngôn ngữ của chúng bị kém và chậm hơn so với các giai đoạn phát triển ngôn ngữ bình thường của một đứa trẻ. Vậy làm sao để nhận biết được điều này và cách dạy trẻ chậm nói như thế nào cho đạt hiệu quả tốt nhất? Bạn đừng lo lắng quá, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Contents
I. Quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ
- Từ 3- 6 tháng: Là giai đoạn trẻ bắt đầu quan sát nhiều hơn vào người nói chuyện, có thể phát hiện được tiếng động phát ra từ hướng nào
- Từ 7- 9 tháng: Trẻ hay lặp lại các từ giống nhau như “bà”, “ba”, “a”. Bắt đầu biết sử dụng các cử chỉ và một số hành động để gây chú ý
- Từ 9- 12 tháng: Chập chững, bập bẹ một số tiếng, thể hiện các yêu cầu bằng cử chỉ bản thân
- Từ 12- 18 tháng: Chúng bắt đầu sử dụng 7-20 từ đơn lặp lại nhiều hơn, có thể ghép nói 1 một câu có ý nghĩa. Cuối giai đoạn trẻ nói nhiều hơn để giao tiếp thay vì bằng các cử chỉ như trước.
- Từ 18-24 tháng: Biết trên 20 từ, băt sđầu ghi nhớ tên mọi người, biết từ chối, chào hỏi.
- Từ 2- 3 tuổi: Nâng dần số chữ biết từ 50-200 từ, trong lúc chơi bé tự nói chuyện. Lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu nói một câu đơn giản nhưng hoàn chỉnh chủ ngữ và vị ngữ, biết đặt câu hỏi về có/không, ở đâu, cái gì. Đây cũng là giai đoạn quan trọng cho trẻ về sau
- Từ 3- 4 tuổi: Bắt đầu nói được các câu phức tạp hơn, sử dụng câu từ thành thạo hơn, khi nói có thể thay đổi được âm điệu như người trưởng thành.
II. Vì sao trẻ chậm nói?
Có 2 nguyên nhân chính khiến trẻ chậm nói:
- Nguyên nhân tâm lý: Bởi vì người lớn không quan tâm, bỏ bê đứa trẻ hoặc là trẻ bị cú sốc tâm lý. Bên cạnh đó, việc cưng chiều quá cũng có thể khiến trẻ chậm nói.
- Nguyên nhân thực thể: Các cơ quan đảm nhiệm phát âm như lưỡi, họng, mũi… gặp một số vấn đề, hoặc là các bộ phận có vai trò điều khiển ngôn ngữ như não bị dị tật, khiếm khuyết….
III. Dấu hiệu trẻ chậm nói
Nếu thấy trẻ không có một số biểu hiện về ngôn ngữ giống như các giai đoạn phát triển bình thường ở trẻ đã nêu bên trên, thì bạn nên có các biện pháp xử lý kịp thời. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói:
- Trẻ không phản xạ với các nguồn âm thanh lớn khi trẻ hơn 8 tuần tuổi
- Trẻ không có phản ứng khi bố mẹ cười đùa ở 2 tháng tuổi
- Lên 3 tháng tuổi nhưng lại thờ ơ với môi trừng xung quanh
- Không nhận biết âm thanh phát ra từ hướng nào khi trên 4 tháng tuổi
- Không có biểu hiện cười khi được 6 tháng tuổi
- Lên đến 8 tháng tuổi mà không phát ra được âm thanh bập bẹ nào
- Không nói được một số từ đơn lúc 2 tuổi
- Lên 3 tuổi chưa nói được một câu đơn giản nào
IV. Một số cách dạy trẻ chậm nói
1. Nói chuyện với trẻ nhiều hơn
Hãy dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện với trẻ để cải thiện khả năng nói của chúng, kể cả khi trẻ chưa biết nói. Bởi vì trẻ rất hay biết hóng chuyện và bắt chước, nên bạn có thể dùng những am từ đơn giản như ba, mẹ… để cho trẻ học theo. Khi bé có thể đáp lại hãy khen ngợi chúng, và kiên trì lặp lại các từ cho trẻ tập nói.
Hãy luôn trả lời bé, đôi khi chúng không nói được nhưng giao tiếp bằng cử chỉ hành động khác ví như: Trẻ muốn lấy đồ vật, hãy khuyến khích chúng để hành động lấy nó; Trẻ đưa cho bạn một món đồ, bạn nên đó nhận chúng… Tuy cách làm trông đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ.
2. Nói với trẻ những gì bạn đang làm
Những hành động và việc giải thích những gì bạn đang làm tạo điều kiện cho trẻ liên kết các sự việc với nhau đồng thời mở rộng vốn từ cho chúng. Ví như câu nói ” Bố con mình cùng mang giày nhé”, “Mẹ lấy cơm cho con ăn nha”… Bạn sử dụng chúng như vậy thường xuyên thì sẽ phát hiện vốn từ mà trẻ học được nhiều hơn đó
3. Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ
Trẻ thường dễ nói ngọng, nói không chuẩn khi bắt đầu tập nói. Bởi vậy, cha mẹ không nên bắt chước cách nói đó để dạy con. Tránh việc hình thành nên lối mòn trong việc phát âm của trẻ, khiến chúng nói ngọng, nói sai.
4. Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề
Nếu trẻ chưa thể giao tiếp bằng lời nói nhưng chúng có thể bày tỏ ý muốn bản thân qua hành động cử chỉ. Khi chúng muốn một đồ vật nào đó, thì bạn đừng làm thay chúng mà hãy để trẻ tự làm. Đây là phương pháp dạy con được nhiều chuyên gia khuyên áp dụng
5. Tạo môi trường để trẻ phát huy khả năng nói của mình
Hãy tạo điều kiện để cho trẻ có thể chơi cùng bạn bè của mình nhiều hơn, chơi các trò chơi, đi tham quan… Khi những đứa trẻ cùng lứa tiếp xúc với nhau nhiều, chúng sẽ trở nên nhanh nhẹn, cởi mở, tự tin hơn tạo tiền đề cho việc phát triển ngôn ngữ hiệu quả hơn.
6. Đọc sách, hát cho trẻ nghe
Khi đọc sách, các cuốn truyện tranh về những câu chuyện hay cho trẻ nghe, chúng sẽ tiếp thu được vốn từ ngữ phong phú, ngữ điệu mới, lâu dần trẻ sẽ hình thành nên cách sử dụng các từ các câu hay, hiểu rõ hơn về cách mọi người giao tiếp
Bên cạnh đó những bài hát thiếu nhi mang giai điệu vui tươi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tiếp thu các từ vựng, giúp trẻ hứng thú hơn khi học.
7. Hạn chế cho trẻ xem điện thoại, tivi
Đây là một trở ngại rất lớn khiến trẻ bị chậm nói, hạn chế khả năng giao tiếp của chúng, bởi vì chúng chỉ tương tác một chiều. Đôi khi trên điện thoại có nhiều thông tin không tốt, hình ảnh video nó không lành mạnh, nếu trẻ bắt chước học theo dễ dẫn đến nhiều sai lệch trong nhận thức và hành vi.
Trên là một số phương pháp dạy trẻ chậm nói được nhiều chuyên gia đánh giá cao, bạn nên áp dụng chúng một cách hợp lý để có được hiệu quả tốt nhất nhé. Chúc các bạn thành công.